Các giai đoạn phát triển của bệnh lậu ở nam giới, nữ giới và trẻ em
Bệnh lậu là bệnh lý nhiễm trùng lây qua đường tình dục, do sự xâm nhập và gây hại của vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae. Tình trạng này xảy ra phổ biến trên toàn thế giới, với ước tính lên đến 82 triệu người mắc bệnh mỗi năm, đặc biệt tăng nhanh từ giữa những năm 1990.
Nguyên nhân tiến triển một phần là do khả năng kháng thuốc của vi khuẩn và thói quen tình dục không an toàn. Tỷ lệ tử vong do bệnh lậu không đáng kể nhưng để lại rất nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là vô sinh.
VẬY CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN BỆNH LẬU NHƯ THẾ NÀO?
Bệnh lậu tiến triển theo những giai đoạn cụ thể, nguy cơ cao trở nên nghiêm trọng và hình thành nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị đúng cách.
1. Giai đoạn phát triển của bệnh lậu
Cả nam và nữ giới đều có thể biểu hiện nhiễm bệnh lậu ở hầu họng, trực tràng và mắt. Cụ thể như sau:
- Nhiễm lậu ở hầu họng: Trường hợp này thường không có triệu chứng, nếu có, điển hình nhất là viêm họng có tiết dịch kèm hạch cổ. Hầu hết người bệnh đều tự khỏi và khả năng lây truyền thấp hơn ở trực tràng hay cơ quan sinh dục.
- Nhiễm lậu ở trực tràng: 40% nữ giới mắc bệnh lậu ở cổ tử cung đều cho thấy tổn thương trực tràng. Trong trường hợp này, nam giới thường biểu hiệu triệu chứng rõ ràng hơn, điển hình là đau, ngứa khi đại tiện.
- Nhiễm lậu ở mắt: Tình trạng này thường xảy ra một bên mắt. Hình thức biểu hiện phổ biến là viêm kết mạc có mủ, nguy cơ tiến triển nhanh chóng thành viêm toàn nhãn cầu, thậm chí là tổn thương vĩnh viễn nếu không điều trị kịp thời. Trong đó, viêm kết mạc do nhiễm lậu thường gây đau đớn, đi kèm triệu chứng chảy mủ và sợ ánh sáng.
2. Sự phát triển bệnh lậu ở nam giới

- Ở nam giới mắc bệnh lậu, viêm niệu đạo là biểu hiện chủ yếu, với các triệu chứng ban đầu là nóng rát, buốt khi đi tiểu, tiết dịch bất thường, đi tiểu nhiều lần trong ngày. Sau vài ngày, dịch tiết nhiều hơn, kèm mủ, đôi khi là máu.
- Ngoài ra, viêm mào tinh hoàn cấp tính cũng có thể do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây ra, đặc biệt là nam giới dưới 35 tuổi. Tình trạng này thường xảy ra một bên, đi kèm tiết dịch bất thường. Biểu hiện dễ thấy là sưng đau ở phía sau bên trong bìu.
- Trước đây, bệnh lậu ở nam cũng có thể dẫn đến hẹp niệu đạo. Tuy nhiên, tình trạng này hiện nay không phổ biến do sự nhạy cảm vi khuẩn và tiến bộ của kháng sinh.
3. Sự phát triển bệnh lậu ở nữ giới
Vị trí nhiễm bệnh lậu phổ biến nhất ở nữ giới là cổ tử cung (80 – 90%), tiếp đến là niệu đạo (80%), trực tràng (40%) và hầu họng (10 -20%). Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 10 ngày kể từ khi vi khuẩn xâm nhập. Một số dấu hiệu điển hình có thể kể đến như:
- Tiết dịch âm đạo bất thường.
- Khó tiểu, tiểu buốt, tiểu rắt
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Đau khi giao hợp.
- Đau vùng bụng dưới.
Viêm cổ tử cung do lậu cầu không được phát hiệt có thể tiến triển thành viêm vùng chậu (PID), thường xảy ra gần kỳ kinh nguyệt. Tình trạng xuất hiện ở 10 – 20% nữ giới mắc bệnh lậu. Triệu chứng cụ thể như sau:
- Đau bụng dưới.
- Tăng tiết dịch âm đạo hoặc dịch nhầy niệu đạo.
- Khó tiểu.
- Chảy máu âm đạo bất thường.
- Sốt, ớn lạnh, buồn nôn.
Ngoài ra, một số tiến triển nguy hiểm của bệnh lậu có thể kể đến như:
- Viêm gan quanh cấp tính: Viêm quanh gan cấp tính (hội chứng Fitz-Hugh-Curtis) cũng có nguy cơ xảy ra do lây lay vi khuẩn trực từ từ ống dẫn trứng đến bao gan và phúc mạc phía trên. Triệu chứng gặp phải là đau hạ sườn phải, buồn nôn, nôn và sốt.
- Nhiễm lậu tuyến Bartholin (các tuyến gần môi âm hộ): ⅓ trường hợp gặp tình trạng này không có triệu chứng. Một số ít dấu hiệu được ghi nhận là đau, phù nề và tiết dịch.
- Nhiễm trùng trực tràng: Tình trạng này cũng thường không có triệu chứng, một số ít trường hợp nhận thấy đau trực tràng, ngứa, mót rặn, tiêu chảy và tiết dịch bất thường. Nhiễm trùng trực tràng xảy ra phổ biến ở nữ giơi quan hệ tình dục bằng đường hậu môn.
4. Sự phát triển bệnh lậu ở trẻ em

Viêm kết mạc hai bên (ophthalmia neonatorum) thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh do nhiễm vi khuẩn từ người mẹ mắc bệnh lậu. Khả năng lây truyền cũng có thể xảy ra trong tử cung hoặc thời kỳ hậu sản. Một số triệu chứng dễ nhận thấy gồm:
- Đau mắt.
- Đỏ mắt.
- Chảy mủ.
Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị nhiễm trùng hầu họng, hô hấp, trực tràng hoặc nhiễm trùng lậu cầu lan tỏa (DGI). Hoạt động của vi khuẩn sẽ gây tổn thương nhanh chóng cho mắt, thậm chí là thương tích vĩnh viễn, dẫn đến mù lòa. Ngoài ra, nhiễm trùng cũng có thể xuất hiện ở da đầu tại các vị trí đặt điện cực theo dõi thai nhi.