Đóng
  • Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 20h30

    Chủ nhật: 7h30 - 18h30
  • EMAIL

    phusangovap@gmail.com
  • HOTLINE

    0938 008 550

Bị bệnh sùi mào gà nên ăn gì và kiêng ăn những gi?

Bị bệnh sùi mào gà nên ăn gì và kiêng ăn những gi?

Sùi mào gà (mụn cóc sinh dục) là một bệnh truyền nhiễm làm xuất hiện những u nhú trên cơ thể người. Bệnh do virus HPV (Human Papaloma Virus) gây ra, con đường lây nhiễm chủ yếu là đường tình dục.

Sùi mào gà ban đầu thường là những nốt ban nhỏ, có màu da hoặc hơi sẫm màu, sau đó sẽ phát triển thành những nốt sần sùi với kích thước lớn hơn hoặc phát triển thành cụm. Các nốt sùi có hình dạng giống như bông súp lơ. tuy nhiên, hình dạng các nốt sùi ở mỗi người có thể khác nhau.

Sùi mào gà có thể xuất hiện xung quanh âm đạo, dương vật hoặc hậu môn, nhưng cũng có thể mọc ở những vị trí khác như trên môi, miệng, lưỡi (ở những người quan hệ tình dục bằng miệng), mặt, tay, chân,…

Sự xuất hiện của những nốt sùi mào gà ở những vị trí nhạy cảm như vùng sinh dục gây ra cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, tăng tiết dịch âm đạo, có mùi hôi, nóng, rát, đau, thậm chí chảy máu khi quan hệ tình dục.

Chế độ ăn uống khoa học và hợp lý đóng vai trò không nhỏ quá trình điều trị căn bệnh sùi mào gà. Hãy cùng Phòng kahsm Phụ sản Gò Vấp tìm hiểu xem sùi mào gà kiêng ăn gì và nên ăn gì qua bài viết dưới đây nhé!

BỆNH SÙI MÀO GÀ NÊN ĂN GÌ?

Sùi mào gà là một loại bệnh gây ra bởi virus, tuy nhiên bệnh có thể được kiểm soát và cải thiện bằng thói quen ăn uống lành mạnh. Thói quen này sẽ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng để đẩy lùi virus và ngăn ngừa nguy cơ tái nhiễm.

1. Rau

Rau là loại thực phẩm chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức khoẻ của hệ thống miễn dịch để chống lại các loại virus, trong đó có virus HPV.

Các loại rau lá có màu xanh đậm (cải bó xôi, rau cải xoăn,…) và rong biển có hàm lượng vitamin B và canxi dồi dào. Đây là những loại thực phẩm có khả năng làm giảm tình trạng sùi mào gà một cách hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng lây lan, ức chế sự hoạt động của HPV một cách mạnh mẽ.

Các loại rau như bông cải xanh cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, là chất rất quan trọng để tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể. Những gốc tự do tồn tại trong cơ thể chính là nguyên nhân gây tổn thương mô và tế bào, dễ khiến cơ thể bị nhiễm trùng.

Rau chân vịt là một trong những loại rau chứa nhiều vitamin B và canxi. Rau chân vịt giúp ngăn chặn tình trạng lây lan, ức chế vi khuẩn HPV

2. Trái cây

Trái cây cũng tác động tích cực lên hệ thống miễn dịch và có khả năng làm giảm sự xuất hiện của những nốt sùi. Một số trái cây cũng có lượng chất chống oxy hoá dồi dào như việt quất, cà chua, bí ngô, ớt chuông,…

Ớt chuông đỏ là một thực phẩm có hàm lượng vitamin C đặc biệt cao hơn những loại rau quả và trái cây khác. Vậy nên, đây là thực phẩm cực kỳ hữu ích để tăng cường hàng rào bảo vệ của hệ thống miễn dịch.

Bí ngô chứa nhiều vitamin A, giúp tăng cường hoạt động của các tế bào có liên quan đến việc kích hoạt kháng thể, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của các chất “lạ”.

3. Các loại thảo mộc

Các loại thảo mộc có chứa nhiều thành phần giúp cải thiện chức năng miễn dịch để ngăn chặn nhiễm virus. Trong đó, tỏi chứa các hợp chất chống oxy hóa có hiệu quả chống lại virus, nấm, vi khuẩn và ký sinh trùng. Không chỉ vậy, tỏi còn chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên.

Ngoài việc ăn tỏi trực tiếp hay sử dụng như một gia vị trong chế biến, bạn có thể sử dụng tinh dầu tỏi thoa vào các nốt sùi cũng khiến tình trạng của các nốt sùi thuyên giảm.

4. Protein

Việc sử dụng các loại thực phẩm chứa lượng protein cao như như thịt, cá, đậu phụ,… sẽ cung cấp nhiều năng lượng, tăng khả năng đề kháng của cơ thể, giúp chống chọi với bệnh tật được tốt hơn và khả năng hồi phục cũng nhanh hơn.

Hàu cũng là một thực phẩm rất bổ dưỡng vì chúng chứa nhiều kẽm, là khoáng chất cơ bản chống lại sự xâm nhập của các yếu tố có hại xâm nhập vào cơ thể, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

5. Ăn thực phẩm giàu folate

Những thực phẩm giàu folate như măng tây, dâu tây và cam đều giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa sự tái phát của HPV. Vì thế, người bệnh sùi mào gà có thể cân nhắc kết hợp vào chế độ ăn uống các thực phẩm này để nhằm cải thiện tình trạng bệnh.

6. Tiêu thụ thực phẩm giàu beta-carotene

Mức beta-carotene cao trong cơ thể có thể giúp giảm nguy cơ mắc HPV. Do kho vào cơ thể, beta carotene sẽ được chuyển hoá thành vitamin A ở gan, từ đó giúp cải thiện hế thống miễn dịch.

Vì vậy, bạn hãy bổ sung những thực phẩm giàu beta-carotene như cà rốt, bông cải xanh, bí ngô và cà chua,… để hạn chế khả năng mắc HPV xuống thấp nhất.

7. Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa

Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (việt quất, trà xanh,…) có khả năng ngăn ngừa sự lây lan của những nốt sùi đến các bộ phận khác của cơ thể. Vậy nên, bạn nên sử dụng nhiều thực phẩm chứa chất chống oxy hoá để cải thiện tình trạng bệnh, giảm thời gian điều trị và mang lại kết quả tốt nhất cho người bệnh.

SÙI MÀO GÀ KIÊNG ĂN NHỮNG GÌ?

1. Gluten

Trên thực tế, cơ thể của chúng ta không thể tiêu hóa và phân hủy hoàn toàn gluten. Và gluten có thể gây viêm, gia tăng tính thấm niêm mạc ruột non ngay cả ở những người không dị ứng với gluten hoặc bệnh Celiac (bệnh không dung nạp gluten).

Gluten là protein chính có nhiều trong lúa mì, các loại ngũ cốc như bia, bánh mì,... Việc hạn chế gluten khỏi chế độ ăn không chỉ hiệu quả trong việc giải quyết virus HPV cũng như các vấn đề sức khỏe khác của cơ thể.

2. Đường

Chế độ ăn nhiều đường có thể làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch, từ đó có thể khiến cơ thể dễ dàng bị nhiễm virus.

Điều này cũng ảnh hưởng tới nguy cơ nhiễm HPV, càng tiêu thụ nhiều đường thì khả năng dương tính với HPV càng cao. Chức năng của hệ miễn dịch giảm xuống là điều kiện thuận lợi để virus gây ra các tổn thương trên cơ quan sinh dục.

3. Đồ uống có chứa cafein

Đồ uống chứa Cafein là thực phẩm có lượng arginine cao. Đây là một acid amin giúp tăng cường tổng hợp protein giúp phát triển cơ bắp. Khi sử dụng quá nhiều thực phẩm chứa arginine có thể làm những nốt sùi bùng phát, tăng kích thước và lan rộng, từ đó gây khó khăn trong quá trình điều trị.

4. Thịt đỏ

Một số loại thịt đỏ như thịt dê, thịt chó,… là các thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao, có thể kích thích các nốt sùi phát triển nhanh hơn.

Ngoài ra thịt đỏ cũng là loại thực phẩm có thể gây một số vấn đề sức khoẻ như tăng cholesterol máu, bệnh thận,… Những vấn đề sức khoẻ này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình điều trị sùi mào gà.

5. Sữa và các chế phẩm từ sữa

Sữa và những chế phẩm từ sữa cũng là nhóm thực phẩm chứa hàm lượng arginine rất cao. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng những thực phẩm thuộc nhóm này để tránh bệnh sùi mào gà ngày càng nghiêm trọng, cản trở quá trình điều trị.

6. Các loại hạt và đậu

Các loại hạt và đậu cũng chứa hàm lượng lớn arginine. Vì thế bạn nên cân nhắc hạn chế hoặc loại bỏ nhóm thực phẩm này (đậu phộng,hạt hướng dương, hạt vừng,...) ra khỏi chế độ ăn uống để tránh làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và khó kiểm soát hơn.

7. Cá

Cá, đặc biệt là cá hồi, cá hồng hay những loại cá da trơn chứa hàm lượng arginine rất cao. Đồng thời, khi bị sùi mào gà, việc ăn cá nói riêng và ăn hải sản nói chung có thể gây ngứa và để lại sẹo trên những vùng da bị tổn thương.

Cá và hải sản cũng là những thực phẩm có chứa hàm lượng đạm và chất béo cao, là yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của virus trong cơ thể.

8. Bia rượu

Lượng axit cao trong bia rượu có thể kéo dài thời gian điều trị sùi mào gà, vì thế bạn nên hãy hạn chế tối đa sử dụng bia rượu khi cơ thể đang có những nốt sùi.

Bạn có thể sử dụng uống nước lọc, nước trái cây, đặc biệt là những loại trái cây có hàm lượng vitamin và chất chống oxy hoá cao, từ đó giúp hỗ trợ quá trình điều trị tốt hơn.