Đóng
  • Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 20h30

    Chủ nhật: 7h30 - 18h30
  • EMAIL

    phusangovap@gmail.com
  • HOTLINE

    0938 008 550

Nhận đỡ sanh và phẫu thuật sản phụ khoa tại BV

Nhận đỡ sanh và phẫu thuật sản phụ khoa tại BV

Hành trình mang thai là một hành trình thiêng liêng, đầy hạnh phúc nhưng cũng nhiều nỗi lo. Để giúp mẹ bầu có thể mạnh khỏe, an tâm đón bé yêu chào đời, Hệ thống Phòng khám Phụ sản Gò Vấp xin gửi đến các Mom "Dịch vụ sanh và phẫu thuật sản phụ khoa tại bệnh viện" để cùng bạn đồng hành trong chặng đường “vượt cạn” đầy yêu thương. Trong đó việc sinh mổ thường được các mẹ quan tâm.

Phụ nữ sinh ra để sinh thường chứ không phải sinh mổ, nhưng trong một số trường hợp, mổ lấy thai có thể được lên kế hoạch trước vì lý do y khoa, hay lợi ích của sinh mổ lớn hơn sinh ngả âm đạo; Hoặc thai phụ được chỉ định sinh mổ vì lý do khẩn cấp liên quan đến sức khỏe của mẹ, của bé hoặc của cả hai.

SINH MỔ LÀ GÌ?

Sinh mổ hay mổ lấy thai là một phẫu thuật nhằm lấy thai nhi, nhau thai và màng ối qua một vết mổ ở thành tử cung. Trước đây, chỉ định sinh mổ còn hạn chế do nhiễm trùng và sự hạn chế của gây mê hồi sức. Ngày nay, với sự phát triển của phẫu thuật, phương tiện vô khuẩn, kháng sinh, truyền máu, gây mê hồi sức đã giảm hẳn các tai biến của việc mổ lấy thai. Tuy nhiên, mổ lấy thai là chỉ định có lý do Y khoa, vì vậy trong các trường hợp bác sĩ tiên lượng không thể sinh thường qua ngã âm đạo an toàn, sản phụ sẽ được chỉ định sinh mổ.

Loại vết mổ được sử dụng tùy thuộc vào sức khỏe, tình trạng của mẹ và thai nhi. Vết rạch trong tử cung cũng có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang:
     - Vết mổ dọc: Đường rạch này kéo dài từ rốn đến đường chân lông mu
     - Vết mổ ngang: Đường rạch này kéo dài qua đường chân lông mu. Nó được sử dụng thường xuyên nhất vì nó mau lành và ít chảy máu hơn

VÌ SAO CẦN CAN THIỆP SINH MỔ

Sinh con tuy là một tiến trình sinh lý bình thường nhưng vẫn tiềm ẩn những nguy cơ cho mẹ và thai nhi dù mẹ sinh thường hay sinh mổ. Tuy nhiên nếu tiên lượng cuộc sinh thường qua ngả âm đạo tỏ ra không an toàn cho mẹ, thai nhi hoặc cả hai, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định sinh mổ. Các chỉ định mổ lấy thai có thể chủ động hoặc có thể là những chỉ định bán cấp cứu, cấp cứu hoặc tối cấp. Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ, bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp:

+ Về phía mẹ
     - Khung chậu hẹp, lệch.
     - Dị dạng đường sinh duc.
     - Bất thường cơn co tử cung, khó sinh do cổ tử cung có vết mổ cũ, chuyển dạ kéo dài, dọa vỡ tử cung…
     - Mẹ bầu mang thai khi tuổi đã lớn.

+ Về phía thai nhi
     - Phát hiện sớm những trường hợp suy thai vì vậy phải mổ lấy thai để cứu thai nhi.
     - Ngôi thai bất thường đặc biệt là những thai nhi có ngôi mông.
     - Do thai to, thai suy, mạng sống thai nhi trong tử cung bị đe dọa ( vô ối, thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai quá ngày …).

+ Về phía phần phụ của thai: Sa dây rốn, nhau tiền đạo, nhau bong non, ...

NHỮNG LỢI ÍCH KHI SINH MỔ

     - Mổ lấy thai được xem là phương pháp tối ưu trong những trường hợp mẹ không thể sinh thường qua ngả âm đạo, hạn chế các tai biến cho bé khi bác sĩ tiên lượng được việc em bé sinh thường qua ngả âm đạo có thể gặp một số tổn thương như: tổn thương đám rối dây thần kinh cánh tay do kẹt vai, gãy xương, ngạt do sa dây rốn…

     - Bên cạnh đó, mổ lấy thai làm giảm nguy cơ lây nhiễm cho bé khi sinh qua ngã âm đạo như nhiễm Herpes simplex virus, viêm gan siêu vi B, C, HIV…

     - Đối với mẹ thì việc sinh mổ là giảm nguy cơ tổn thương tầng sinh môn khi sinh đường âm đạo, giảm nguy cơ chảy máu mẹ trong một số trường hợp như nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau cài răng lược.

     - Tuy nhiên, theo bác sĩ Phan Thị Hồng oanh chỉ định mổ lấy thai phải thuộc về phía y khoa chứ không phải phía sản phụ vì đây là phương pháp phải gây tê, gây mê, có vết rạch trên thành bụng, rạch cơ tử cung… vì vậy làm tăng nguy cơ dị ứng, nhiễm trùng thành bụng, nhiễm trùng vết mổ cơ tử cung, ...

MẸ BẦU CẦN CHUẨN BỊ GÌ KHI TIẾN HÀNH SINH MỔ

Trước khi sinh mổ, mẹ bầu sẽ được thông báo trước, đối với những mẹ bầu sinh mổ chủ động có thể chuẩn bị trước một số bước như:

+ Vệ sinh cá nhân: Bên cạnh việc tắm gội sạch sẽ trước sinh, mẹ bầu có thể dọn dẹp vùng kín cho gọn gàng. Việc vệ sinh sạch sẽ cũng giúp giảm bớt những nguy cơ nhiễm trùng.

+ Ăn uống: Đối với chỉ định sinh mổ, ít nhất 6 tiếng trước khi lên bàn mổ, sản phụ sẽ không được ăn uống bất kỳ thứ gì. Trước khoảng thời gian đó, sản phụ có thể ăn một số thực phẩm mềm, dễ ăn như súp, cháo, uống nước; hạn chế các thực phẩm nhiều dầu mỡ như đồ chiên xào, đồ ăn nhanh…

+ Về phía bệnh viện: trước khi được đưa vào phòng mổ để làm phẫu thuật, mẹ sẽ được điều dưỡng đặt một đường truyền vào trong tĩnh mạch ở cánh tay hoặc ở bàn tay để có thể truyền thuốc khi phẫu thuật. Một ống thông niệu đạo cũng sẽ được đặt trước khi phẫu thuật để dẫn lưu bàng quang, giúp làm trống bàng quang và giảm nguy cơ tổn thương đến bàng quang trong lúc phẫu thuật.