1/ Tôi đang đang có thai hoặc mới có thai mà nhiễm Covid-19 thì có sao không?
Đang mang thai mà nhiễm Covid-19 có triệu chứng hoặc nguy cơ mắc bệnh nặng sẽ cao hơn so với không có thai. Trường hợp nếu mắc đái tháo đường thai kỳ, béo phì, nguy cơ bệnh nặng cũng cao hơn. Do đó cần kiểm soát cân nặng, kiểm soát đường huyết tốt, tuân thủ quy tắc 5K của bộ Y tế, chấp hành tốt các biện pháp chống dịch của Chính phủ.
Khi bạn có thai mà phát hiện mắc Covid-19 thì phải cần bình tĩnh, hãy liên hệ ngay nhân viên y tế địa phương để họ hỗ trợ bạn sớm nhất.
2/ Tôi có nên tiêm vacxin Covid-19 khi đang có thai không? Và tiêm ở đâu?
Nên nhé! Vacxin là biện pháp bảo vệ mẹ và thai nhi tốt ở thời gian này. Vacxin sẽ ngăn ngừa nhiễm bệnh, giảm tỷ lệ bệnh nặng và tử vong nếu nhiễm. Đến nay chưa có thông tin nói rằng vacxin gây hại cho thai nên mẹ hãy yên tâm. Sau khi tiêm vacxin, cơ thể người mẹ sẽ sinh kháng thể, kháng thể qua được nhau thai và sẽ bảo vệ thai nhi.
Theo thông tin mới nhất, ngày 10/08, bộ Y tế Việt Nam đã cho phép tiêm vacxin Covid-19 khi thai trên 13 tuần hoặc đang cho con bú.
Mẹ bầu nên tiêm vacxin ở được Bộ y tế cấp phép tiêm chủng vacxin Covid 19 như bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Hùng Vương tp HCM, bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Mỹ Đức…
3/ Sau khi tiêm vacxin Covid-19 tôi phát hiện mình có thai sớm tôi phải làm gì, có phải đình chỉ thai nghén không?
Theo dữ liệu báo cáo của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ), đối với những trường hợp phát hiện mang thai sau khi tiêm vacxin Covid 19 thì không có dấu hiệu tác động nào bất lợi trên thai kỳ hay các tỷ lệ biến cố bất lợi như dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, thai chậm phát triển, sinh non…tương đương với các tỉ lệ nền trong dân số chung.
Do đó, có thể nói tiêm vacxin không làm tăng nguy cơ dị tật hay làm tăng các biến cố bất lợi trong thai kỳ. Nên bạn không cần quá lo lắng mà hãy yên tâm dưỡng thai và nhớ khám thai định kỳ theo kế hoạch.
4/ Tôi đã tiêm vacxin Covid-19, việc khám thai có thay đổi gì không?
Bạn vẫn khám bình thường nhé, vẫn thực hiện các xét nghiệm, tiêm ngừa các bệnh khác như một thai phụ bình thường. Hoặc nên hỏi kỹ các bác sĩ đang chịu trách nhiệm để có lịch khám rõ ràng hơn nhé! Tuyệt đối lưu ý không nên tự ý bỏ khám thai.
5/ Tôi đang cho con bú tiêm được vacxin Covid-19 không? Sau khi tiêm có cần ngưng cho con bú không?
Phụ nữ đang cho con bú tiêm được vacxin Covid-19. Bạn nên tiêm sớm nhất có thể khi tiếp cận được nguồn vacxin. Tiêm xong cho con bú bình thường, không cần ngưng bú.
6/ Sau khi tôi tiêm vacxin Covid-19 thì có bị mắc Covid-19 và có khả năng lây cho người khác không?
Tiêm vacxin xong vẫn có khả năng mắc Covid-19 nhưng tránh được tình trạng bệnh diễn tiến nặng và tử vong. Vì vậy hãy luôn chấp hành nghiêm ngặt quy tắc 5k ngay cả khi bạn đã tiêm vacxin.
7/ Phụ nữ nhiễm COVID-19 hoặc nghi ngờ có thể cho con bú không?
Vẫn cho con bú được nhé! Nhưng mẹ bầu cần kỹ càng để bảo vệ sức khỏe của bé:
– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dùng cồn xoa bóp tay và đặc biệt là trước khi chạm vào em bé;
– Đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc với em bé, kể cả khi đang cho con bú;
– Hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy. Sau đó vứt bỏ nó ngay lập tức và rửa tay lại;
– Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà mẹ đã chạm vào.
– Điều quan trọng là phải thay khẩu trang y tế ngay khi chúng bị ẩm và vứt bỏ chúng ngay lập tức. Không nên sử dụng lại hoặc chạm vào mặt nạ ở phía trước.
8/ Tôi đang muốn có thai thì tiêm vacxin được không?
Được bạn nhé! Hiện tại theo tất cả các nghiên cứu đều chưa có bằng chứng cho thấy vacxin ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu sau khi tiêm mũi 1, phát hiện có thai, bạn không cần ngừng tiêm mà hãy tiếp tục tiêm mũi 2 đủ liều để có hiệu quả bảo vệ cao nhất.
9/ Mẹ bầu và cho con bú tiêm vacxin xong cần theo dõi những gì?
Sau khi tiêm về có thể hơi mệt (sốt, đau cơ, nhức mỏi, mệt như bị cảm…) là bình thường, vài ngày sẽ hết. Nếu sốt trên 38.5℃ thì mẹ bầu nên uống một trong các loại hạ sốt Paracetamol, Panadol hoặc Efferalgan, các thuốc đều không ảnh hưởng đến thai nhi, uống đúng theo liều được hướng dẫn.
Ngoài ra nên kết hợp bổ sung thêm điện giải, uống nhiều nước, nghỉ ngơi ăn uống đầy đủ. Trường hợp không đáp ứng với thuốc hạ sốt, sốt trên 39℃ bạn cần liên lạc với y tế hoặc thăm khám ngay nhé
Ở các địa điểm tiêm chủng vacxin đều sẽ hướng dẫn cụ thể về các dấu hiệu cần theo dõi, cần đi khám nên mẹ bầu không cần quá lo lắng nhé.
10/ Tôi có thể tiêm cùng lúc vacxin khác với vacxin Covid-19 được không?
Theo khuyến cáo của hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ các mũi tiêm vacxin khác nhau không cần phải cách nhau ra, có thể tiêm liên tục, tiêm trong ngày. Tuy nhiên, để thận trọng hơn bạn nên tiêm các mũi cách nhau ít nhất 14 ngày để đảm bảo tốt nhất!
Nếu bạn có thắc mắc hãy nhắn tin hoặc gọi vào các hotline của các phòng khám phụ sản uy tín để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn nhé!