• 1 Trần Thị Nghỉ, quận Gò Vấp, HCM
  • 142 Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp, HCM
  • Thứ 2 - Thứ 7: 7h30 - 20h30. CN: 7h30 - 18h30

Phòng Khám Phụ Sản Số 1

Tại Gò Vấp

Bác Sĩ Trình Độ Cao

Thấu hiểu bệnh nhân

Tư Vấn Online

Chất lượng & Miễn phí
HOTLINE: 0938 008 550

Category Archives: Vô Sinh – Hiếm Muộn

BƠM TINH TRÙNG VÀ NHỮNG ĐIỀU BẠN NÊN BIẾT!!!

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung là một trong những phương pháp hỗ trợ sinh sản được rất nhiều cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn tin tưởng lựa chọn. Qua bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Phòng Khám Phụ Sản Gò Vấp tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này và ghi nhớ một số lưu ý quan trọng nếu vợ chồng bạn đang muốn thực hiện nhé. 

1/ Bơm tinh trùng là gì?

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (Intrauterine Insemination – IUI) là kỹ thuật đưa tinh trùng đã được lọc rửa trực tiếp vào buồng tử cung. Tinh trùng sau khi được lọc, rửa, cô đặc bằng phương pháp đặc biệt tại phòng lab nhằm phân tách tinh trùng khỏe và tinh trùng yếu, tinh trùng chết, tinh trùng dị dạng hoặc tinh trùng chứa các mầm bệnh, độc tố nhằm gia tăng khả năng thụ thai.

2/ Tại sao nên sử dụng phương pháp này? 

Nghiên cứu tại khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) cho thấy tỷ lệ thành công khi sử dụng phương pháp bơm tinh trùng có thể lên đến 22%. Đây là phương pháp được chỉ định cho các cặp vợ chồng đã cố gắng trong thời gian dài nhưng vẫn chưa thụ thai. Cụ thể, phương pháp này được áp dụng cho các đối tượng như sau: 

Đối với nam: 

  • Lượng tinh trùng của người chồng thấp, tinh trùng loãng hoặc khả năng di chuyển của tinh trùng kém. Nhưng để thực hiện cách điều trị này, điều kiện cần phải đảm bảo là có đủ lượng tinh trùng khỏe.
  • Người chồng bị xuất tinh sớm hoặc hai vợ chồng không có khả năng quan hệ do dị tật hoặc chấn thương. 

Đối với nữ: 

  • Phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung.
  • Rối loạn chức năng rụng trứng.
  • Không thụ thai trong một thời gian từ 6 tháng đến 1 năm mặc dù quan hệ bình thường và không dùng bất kỳ biện pháp tránh thai nào.
  • Mắc một số bệnh lý liên quan đến tử cung.

3/ Bơm IUI bao lâu thì có thể xác định có thai lâm sàng?

Việc thụ thai thành công được quyết định dựa trên phôi thai có bám vào tử cung hay không. Thông thường, thời gian tinh trùng thụ thai ở trứng, sau đó làm tổ ở tử cung là khoảng từ 7-10 ngày, thời gian này cũng có thể ngắn hơn tùy theo cơ địa của từng chị em. Tuy nhiên để xác định chính xác chị em có thai hay không thì thường phải chờ đợi từ từ 2-3 tuần sau khi làm thủ thuật IUI.

4/ Quá trình thực hiện kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung

4.1/ Bước 1: Kiểm tra sức khoẻ của 2 vợ chồng

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, xét nghiệm và kiểm tra sức khoẻ của 2 vợ chồng xem có đủ điều kiện thực hiện IUI hay không.

4.2/ Bước 2: Chuẩn bị

Người vợ: Cần chuẩn bị noãn và nội mạc tử cung tốt và đủ tiêu chuẩn để sẵn sàng thụ thai.

  • Khám phụ khoa 
  • Tầm soát và điều trị các bệnh lý phụ khoa nếu có 
  • Từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt, tùy vào tình trạng của bạn, bác sĩ sẽ cho bạn một số loại thuốc để giúp quá trình này diễn ra thuận lợi . 

Người chồng: 

  • Khám Nam khoa (nếu cần)
  • Thực hiện một số xét nghiệm (nếu cần)
  • Xét nghiệm tinh dịch đồ để bác sĩ xem xét tình trạng hoạt động và chất lượng của tinh trùng.
  • Bác sĩ sẽ cấp toa thuốc hỗ trợ chất lượng tinh trùng trong một số trường hợp cần thiết.

4.3/ Bước 3: Trước khi làm IUI

Người vợ: Tiêm thuốc kích thích rụng trứng khi noãn phát triển đủ điều kiện (từ 16-22 mm) trong vòng 24 – 48h.

Người chồng: Xuất tinh vào lọ vô khuẩn bằng phương pháp thủ dâm hoặc có sự giúp đỡ của vợ. Tinh trùng sẽ được lọc, rửa, cô đặc bằng phương pháp đặc biệt tại phòng lab nhằm phân tách tinh trùng khỏe và tinh trùng yếu, tinh trùng chết, tinh trùng dị dạng hoặc tinh trùng chứa các mầm bệnh, độc tố, giúp tăng khả năng thụ thai. Quá trình chọn lọc sẽ lặp lại 2-3 lần để đảm bảo chất lượng tinh trùng.

4.4/ Bước 4: Bơm tinh trùng vào tử cung

Sau khi lọc rửa tinh trùng, bác sĩ sẽ dùng một ống thông nhỏ đưa tinh trùng qua cổ tử cung và bơm vào vị trí gần ống dẫn trứng nhất. Thời gian thực hiện sẽ mất khoảng 3 – 5 phút và không hề gây đau đớn. Có một số trường hợp ít gặp sẽ chảy máu âm đạo do tổn thương nhẹ tử cung khi bơm tinh trùng. Các cặp vợ chồng nên kiểm tra kết quả thử thai sau 14 ngày từ ngày thực hiện kỹ thuật này nhé.

4.5/ Bước 5: Kiểm tra Beta HCG

Sau 14 ngày thực hiện bơm tinh trùng, người vợ sẽ được kiểm tra bằng xét nghiệm Beta HCG nhằm biết chính xác kết quả đậu thai.

5/ Một số lưu ý khi thực hiện kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung

  • Để đạt được hiệu quả cao hơn, người vợ nên nằm nghỉ một khoảng thời gian ngắn sau khi bơm tinh trùng. Thời gian nghỉ có thể là 15 phút nhưng tốt nhất thì nên nghỉ khoảng 2-3h với tư thế nằm nâng mông lên cao trên giường chuyên dụng.
  • Sau khi thực hiện bơm tinh trùng vào buồng tử cung, vợ chồng vẫn có thể  quan hệ tình dục sau 1 ngày .
  • Thực hiện đủ các chế độ dinh dưỡng như bổ sung nước, các loại trái cây và thức ăn giàu kẽm, sắt, acid folic.
  • Luôn giữ tinh thần thoải mái, tránh tạo áp lực cho bản thân.
  • Tuyệt đối không bơi lội trong vòng 48h sau khi bơm tinh trùng. 
  • Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc bất cứ khi nào nếu có dấu hiệu bất thường. 
  • Kiểm tra kết quả thử thai sau 14 ngày để xác nhận mang thai hay không. Nếu không thụ thai thì nên thực hiện lại nhưng nếu 3 lần vẫn không thành công thì nên lựa chọn phương pháp khác. 

Chúc các cặp vợ chồng sẽ gặp được nhiều may mắn với hành trình thực hiện phương pháp IUI. Đội ngũ Y – Bác sĩ tại Phòng Khám Phụ Sản Gò Vấp sẽ hỗ trợ và đồng hành cùng bạn trong hành trình tìm kiếm tiếng cười trẻ thơ của mỗi gia đình nhỏ. Hãy liên hệ với Phòng Khám Phụ Sản Gò Vấp bằng cách gọi vào số hotline hoặc nhắn tin cho fanpage để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn nhé!

PHÒNG KHÁM PHỤ SẢN GÒ VẤP

CN1: 01 Trần Thị Nghỉ, P7, Q. Gò Vấp, Tp.HCM

CN2: 142 Nguyễn Oanh, P17, Q. Gò Vấp, Tp.HCM

HOTLINE: 0938 008 550 

Đặt hẹn: (028) 6681 8693 – (028) 6651 7859

VÔ SINH – HIẾM MUỘN LÀ GÌ?

Theo thống kê, hiện nay ở Việt Nam có đến hơn 1 triệu cặp vợ chồng gặp phải các tình trạng hiếm muộn, vô sinh. 

1️/ Như thế nào thì gọi là hiếm muộn, vô sinh?

Thụ thai được bắt đầu bằng sự gặp gỡ của tinh trùng và trứng sau đó kết hợp để tạo thành hợp tử. Hợp tử này sẽ phát triển thành phôi và làm tổ tại buồng tử cung. Thông thường tỷ lệ thụ thai tự nhiên khá cao lên đến 80-85%. Nhưng cũng có một số các trường hợp, hai quá trình này không thể diễn ra hoàn chỉnh gây nên tình trạng không thể có thai.

Theo định nghĩa của tổ chức y tế, một cặp vợ chồng có quan hệ đều đặn và không dùng các biện pháp bảo vệ trên một năm nhưng không có thai được gọi là vô sinh. Vô sinh có thể được chia làm hai loại:

– Vô sinh nguyên phát: Hai vợ chồng không thể có con ngay từ ban đầu.

– Vô sinh thứ phát: Hai vợ chồng đã có con với nhau, nhưng không thể có thai lại sau khi sinh.

2️/ Nguyên nhân gây vô sinh:

Có nhiều những nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng vô sinh – hiếm muộn, nhưng thường thấy ở 2 nhóm chính sau:

2.1/ Nguyên nhân từ vợ:

– Các bệnh lý gây bất thường rụng trứng: Là nhóm nguyên nhân hàng đầu gây nên vô sinh ở nữ giới, tình trạng này có thể gặp ở các chị em bị rối loạn kinh nguyệt dài ngày. Nguyên nhân thường thấy là do sự bất thường của hệ trục dưới đồi- tuyến yên- buồng trứng khiến ảnh hưởng nồng độ hormone nên gây rối loạn rụng trứng.

– Các nguyên nhân do tử cung: Các bệnh lý ở tử cung như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, chất nhầy kém, viêm dính tử cung và các bất thường tại cổ tử cung cũng được biết đến như những nguy cơ gây vô sinh hàng đầu.

– Các bệnh lý ở vòi trứng: Chẳng hạn viêm nhiễm vòi trứng rất dễ để lại di chứng là tắc vòi trứng nên cũng rất dễ gây vô sinh.

2.2/ Nguyên nhân ở nam giới:

– Bất thường sản xuất tinh trùng: Chất lượng tinh trùng là một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng vô sinh ở nam giới.

– Bất thường đường dẫn tinh: Đây cũng là nguyên nhân gây nên vô sinh thường được nhắc đến. Các bất thường này có thể là lỗ tiểu đóng thấp hoặc đóng cao, …

– Một số rối loạn khác: Giảm ham muốn, xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, đau khi giao hợp cũng là nguyên nhân khiến chất lượng quan hệ tình dục suy giảm dẫn đến vô sinh.

3/ Làm cách nào để phát hiện bệnh:

Khi trải qua thời gian lâu dài chung sống, không sử dụng các biện pháp bảo vệ trong quan hệ tình dục nhưng vẫn không có con, các cặp vợ chồng nên đi khám vô sinh, hiếm muộn ngay để có hướng điều trị hiệu quả. 

3.1/ Khám u nang, u xơ:

Trước khi tiến hành các thăm khám chuyên sâu để xác định nguyên nhân gây nên vô sinh, hiếm muộn người vợ cần được thăm khám có u nang, u xơ hay không. Bởi hai loại u này ảnh hưởng rất nhiều đến chức năng sinh sản của người phụ nữ, thậm chí là gây nên vô sinh nếu không được điều trị kịp thời.

3.2/ Làm các xét nghiệm:

Nếu đã được chẩn đoán không có u nang, u xơ sản phụ sẽ được làm một số các xét nghiệm chuyên khoa để xác định nguyên nhân gây nên tình trạng hiếm muộn, vô sinh. Các xét nghiệm sẽ được làm cho người vợ và chồng, tuy nhiên đối với người vợ cần phù thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt. Có ba loại xét nghiệm chính cần làm là: 

    • Xét nghiệm nội tiết

Xét nghiệm nội tiết ở phụ nữ để đánh giá nguyên nhân gây nên tình trạng vô sinh là xét nghiệm thường được ứng dụng. Dựa vào nồng độ hormone trên kết quả xét nghiệm có thể đánh giá được khả năng rụng trứng và có dấu hiệu bất thường hay không. Thời điểm tốt nhất để làm xét nghiệm nội tiết ở nữ giới là vào ngày thứ 2 của kỳ kinh.

    • Chụp buồng tử cung:

Bên cạnh xét nghiệm nội tiết, chụp buồng tử cung cũng là một trong những cận lâm sàng giúp chẩn đoán nguyên nhân gây vô sinh xuất phát từ tử cung và vòi trứng. Khi chụp buồng tử cung có thể đánh giá được khả năng có các bất thường cấu trúc như có u, dính thành tử cung, tắc vòi trứng, … Thời gian để chụp buồng tử cung tốt nhất là sau khi sạch kinh và không có quan hệ với chồng.

    • Xét nghiệm tinh dịch:

Xét nghiệm tinh dịch được tiến hành sau 5 đến 7 ngày không quan hệ. Khi xét nghiệm sẽ đưa ra các đánh giá về chất lượng cũng như số lượng tinh trùng trong tinh dịch của người chồng.

4/ Điều trị vô sinh như thế nào?

4.1/ Nếu kết quả xét nghiệm bình thường

Nếu kết quả xét nghiệm khi khám hiếm muộn cho thấy sự bình thường ở cả chồng và vợ, có thể cho thụ thai bằng các biện pháp bình thường bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng kích trứng và canh giao hợp. Thông thường biện pháp kích trứng rụng hay được sử dụng là loại thuốc có bản chất hormone nữ. Sau đó, sẽ dựa vào thời gian kích trứng và thời gian dự kiến trứng rụng tiến hành giao hợp.

4.2/ Khi có các bất thường cấu trúc tử cung, vòi trứng

Khi có các bất thường cấu trúc tử cung và vòi trứng chẳng hạn như u xơ, u nang hay tắc vòi trứng thì phẫu thuật thường là lựa chọn điều trị. Sau khi điều trị ngoại khoa thành công sẽ thực hiện thụ thai tự nhiên, nếu vẫn không có hiệu quả có thể chuyển sang sử dụng các phương pháp khác.

4.3/ Khi có bất thường cơ quan sinh dục ở nam giới

Nếu có các bất thường cơ quan sinh dục ở nam giới như lỗ tiểu lệch thấp, lỗ tiểu lệch cao, tinh hoàn ẩn, quai bị, giãn tĩnh mạch thừng tinh cần phải thực hiện phẫu thuật để giải quyết vấn đề.

Khi có bất thường ở cơ quan sinh dục nam giới nên đi thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín để phát hiện và điều trị kịp thời

4.4/ Khi có bất thường số lượng và chất lượng tinh trùng

Khi người đàn ông có các bất thường về số lượng và chất lượng tinh trùng, không thể tự thụ thai bằng phương thức tự nhiên, có thể suy nghĩ đến thụ tinh trong ống nghiệm để giải quyết.

Nhìn chung có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau xuất phát từ vợ, từ chồng hoặc cả hai dẫn đến hiếm muộn, vô sinh. Do đó, nếu chưa may mắn có thai sau khoảng thời gian dài sinh hoạt đều đặn, hãy đi khám vô sinh, hiếm muộn ngay tại các phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa uy tín để được chẩn đoán nguyên nhân và điều trị sớm, đúng cách nhé!

Những thắc mắc thường gặp của thai phụ về Covid-19!!!

1/ Tôi đang đang có thai hoặc mới có thai mà nhiễm Covid-19 thì có sao không?

Đang mang thai mà nhiễm Covid-19 có triệu chứng hoặc nguy cơ mắc bệnh nặng sẽ cao hơn so với không có thai. Trường hợp nếu mắc đái tháo đường thai kỳ, béo phì, nguy cơ bệnh nặng cũng cao hơn. Do đó cần kiểm soát cân nặng, kiểm soát đường huyết tốt, tuân thủ quy tắc 5K của bộ Y tế, chấp hành tốt các biện pháp chống dịch của Chính phủ.

Khi bạn có thai mà phát hiện mắc Covid-19 thì phải cần bình tĩnh, hãy liên hệ ngay nhân viên y tế địa phương để họ hỗ trợ bạn sớm nhất.

2/ Tôi có nên tiêm vacxin Covid-19 khi đang có thai không? Và tiêm ở đâu?

Nên nhé! Vacxin là biện pháp bảo vệ mẹ và thai nhi tốt ở thời gian này. Vacxin sẽ ngăn ngừa nhiễm bệnh, giảm tỷ lệ bệnh nặng và tử vong nếu nhiễm. Đến nay chưa có thông tin nói rằng vacxin gây hại cho thai nên mẹ hãy yên tâm. Sau khi tiêm vacxin, cơ thể người mẹ sẽ sinh kháng thể, kháng thể qua được nhau thai và sẽ bảo vệ thai nhi.

Theo thông tin mới nhất, ngày 10/08, bộ Y tế Việt Nam đã cho phép tiêm vacxin Covid-19 khi thai trên 13 tuần hoặc đang cho con bú.

Mẹ bầu nên tiêm vacxin ở được Bộ y tế cấp phép tiêm chủng vacxin Covid 19 như bệnh viện Từ Dũ, bệnh viện Hùng Vương tp HCM, bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Mỹ Đức…

3/ Sau khi tiêm vacxin Covid-19 tôi phát hiện mình có thai sớm tôi phải làm gì, có phải đình chỉ thai nghén không?

Theo dữ liệu báo cáo của CDC (Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ), đối với những trường hợp phát hiện mang thai sau khi tiêm vacxin Covid 19 thì không có dấu hiệu tác động nào bất lợi trên thai kỳ hay các tỷ lệ biến cố bất lợi như dị tật bẩm sinh, tiền sản giật, thai chậm phát triển, sinh non…tương đương với các tỉ lệ nền trong dân số chung.

Do đó, có thể nói tiêm vacxin không làm tăng nguy cơ dị tật hay làm tăng các biến cố bất lợi trong thai kỳ. Nên bạn không cần quá lo lắng mà hãy yên tâm dưỡng thai và nhớ khám thai định kỳ theo kế hoạch.

4/ Tôi đã tiêm vacxin Covid-19, việc khám thai có thay đổi gì không?

Bạn vẫn khám bình thường nhé, vẫn thực hiện các xét nghiệm, tiêm ngừa các bệnh khác như một thai phụ bình thường. Hoặc nên hỏi kỹ các bác sĩ đang chịu trách nhiệm để có lịch khám rõ ràng hơn nhé! Tuyệt đối lưu ý không nên tự ý bỏ khám thai.

5/ Tôi đang cho con bú tiêm được vacxin Covid-19 không? Sau khi tiêm có cần ngưng cho con bú không?

Phụ nữ đang cho con bú tiêm được vacxin Covid-19. Bạn nên tiêm sớm nhất có thể khi tiếp cận được nguồn vacxin. Tiêm xong cho con bú bình thường, không cần ngưng bú.

6/ Sau khi tôi tiêm vacxin Covid-19 thì có bị mắc Covid-19 và có khả năng lây cho người khác không?

Tiêm vacxin xong vẫn có khả năng mắc Covid-19 nhưng tránh được tình trạng bệnh diễn tiến nặng và tử vong. Vì vậy hãy luôn chấp hành nghiêm ngặt quy tắc 5k ngay cả khi bạn đã tiêm vacxin.

7/ Phụ nữ nhiễm COVID-19 hoặc nghi ngờ có thể cho con bú không?

Vẫn cho con bú được nhé! Nhưng mẹ bầu cần kỹ càng để bảo vệ sức khỏe của bé:

– Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc dùng cồn xoa bóp tay và đặc biệt là trước khi chạm vào em bé;

– Đeo khẩu trang y tế khi tiếp xúc với em bé, kể cả khi đang cho con bú;

– Hắt hơi hoặc ho vào khăn giấy. Sau đó vứt bỏ nó ngay lập tức và rửa tay lại;

– Thường xuyên làm sạch và khử trùng các bề mặt mà mẹ đã chạm vào.

– Điều quan trọng là phải thay khẩu trang y tế ngay khi chúng bị ẩm và vứt bỏ chúng ngay lập tức. Không nên sử dụng lại hoặc chạm vào mặt nạ ở phía trước.

8/ Tôi đang muốn có thai thì tiêm vacxin được không?

Được bạn nhé! Hiện tại theo tất cả các nghiên cứu đều chưa có bằng chứng cho thấy vacxin ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Nếu sau khi tiêm mũi 1, phát hiện có thai, bạn không cần ngừng tiêm mà hãy tiếp tục tiêm mũi 2 đủ liều để có hiệu quả bảo vệ cao nhất.

9/ Mẹ bầu và cho con bú tiêm vacxin xong cần theo dõi những gì?

Sau khi tiêm về có thể hơi mệt (sốt, đau cơ, nhức mỏi, mệt như bị cảm…) là bình thường, vài ngày sẽ hết. Nếu sốt trên 38.5℃ thì mẹ bầu nên uống một trong các loại hạ sốt Paracetamol, Panadol hoặc Efferalgan, các thuốc đều không ảnh hưởng đến thai nhi, uống đúng theo liều được hướng dẫn.

Ngoài ra nên kết hợp bổ sung thêm điện giải, uống nhiều nước, nghỉ ngơi ăn uống đầy đủ. Trường hợp không đáp ứng với thuốc hạ sốt, sốt trên 39℃ bạn cần liên lạc với y tế hoặc thăm khám ngay nhé

Ở các địa điểm tiêm chủng vacxin đều sẽ hướng dẫn cụ thể về các dấu hiệu cần theo dõi, cần đi khám nên mẹ bầu không cần quá lo lắng nhé.

10/ Tôi có thể tiêm cùng lúc vacxin khác với vacxin Covid-19 được không?

Theo khuyến cáo của hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ các mũi tiêm vacxin khác nhau không cần phải cách nhau ra, có thể tiêm liên tục, tiêm trong ngày. Tuy nhiên, để thận trọng hơn bạn nên tiêm các mũi cách nhau ít nhất 14 ngày để đảm bảo tốt nhất!

Nếu bạn có thắc mắc hãy nhắn tin hoặc gọi vào các hotline của các phòng khám phụ sản uy tín để được bác sĩ tư vấn kỹ hơn nhé!

Xin chào, bạn cần tìm gì?