Mang thai là thời kỳ mà cơ thể của người phụ nữ gặp nhiều biến chứng do không phải sức đề kháng lúc nào cũng bảo vệ tốt cho mẹ và bé. Vì vậy các mẹ bầu cần cẩn trọng, đề phòng tất cả các biến chứng có thể phát sinh, xảy ra trong suốt quá trình mang thai để có sự chuẩn bị tốt nhất nhé!
1. Giai đoạn đầu của thai kỳ
1.1 Nhiễm trùng khi mang thai
Được biết, mang thai là thời điểm cực kỳ nhạy cảm, lúc này hệ miễn dịch của người mẹ phải bảo vệ thêm cả bé nên sẽ dẫn đến sẽ bị quá tải và không đủ sức. Thêm vào đó, sự thay đổi của nội tiết tố khi mang thai cũng tác động không ít đến sức khỏe, khiến cho mẹ bầu dễ nhiễm trùng hơn.
Và trong các loại nhiễm trùng mẹ bầu thường mắc phải: viêm âm đạo, Rubella, liên cầu khuẩn nhóm B, viêm gan B/C, nhiễm trùng đường tiết niệu, thủy đậu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục,…
1.2 Thai ngoài tử cung
Khi có một trứng thụ tinh, chúng có thể cố định bất cứ nơi nào khác ngoài tử cung: Ống dẫn trứng, buồng trứng, ổ bụng, cổ tử cung… thì đó sẽ được gọi là mang thai ngoài tử cung. Theo ước tính, cứ 50 phụ nữ mang thai bình thường thì sẽ có 1 mẹ bầu mang thai ngoài tử cung.
1.3 Sảy thai
Theo thống kê, có đến 15 – 20% phụ nữ bị sảy khi mang thai và hơn 80% đều xảy ra trong vòng 12 tuần đầu tiên của thai kỳ. Triệu chứng đầu tiên của sảy thai là dịch âm đạo tiết lẫn máu. Vì vậy nếu bạn thấy bất kỳ sự rò rỉ khác thường từ âm đạo khi mang thai, thì phải nhanh chóng thăm khám bác sĩ trong thời gian ngắn nhất nhé!
2. Giai đoạn giữa thai kỳ
2.1 Thiếu máu
Đây được xem là tình trạng phổ biến ở các mẹ bầu và đối, thông thường lượng sắt hấp thụ thông qua các thực phẩm chỉ đáp ứng 5-15% và con số này là quá thấp nên sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể. Và đối với những mẹ bầu ốm nghén thì tình trạng thiếu máu còn trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhất là giai đoạn giữa đến cuối thai kỳ, nhu cầu sắt tăng sẽ cao hơn 5-7 lần so với thông thường, vì vậy mẹ bầu cần phải xây dựng chế độ ăn uống nhằm cung cấp đầy đủ lượng sắt cho cơ thể. Nếu thiếu sắt sẽ xảy ra những nguy cơ: sảy thai, nhau tiền đạo, bong nhau non, huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, băng huyết sau sinh,… gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
2.2 Sinh non
Nếu mẹ bầu xuất hiện cơn co thắt thường xuyên hay xuất hiện dịch âm đạo loãng cổ tử cung trước khi mang thai đến tuần 37 thì điều này có thể báo hiệu bạn sinh non hoặc đẻ sớm.
2.3 Suy thai
Đây là quá trình bệnh lý do tình trạng thiếu oxy của thai nhi, khi còn nằm trong buồng tử cung. Suy thai sẽ gây những biến đổi trên cử động thai và nhịp tim thai.
2.4 Thai tăng trưởng chậm
Hội chứng thai tăng trưởng chậm (IUGR) hay còn gọi là nhỏ so với tuổi thai, suy dinh dưỡng thai nhi hay suy nhau thai. là tình trạng sự tăng trưởng của thai nhi bị hạn chế khiến cân nặng của trẻ nhỏ hơn so với bình thường.
3. Giai đoạn cuối thai kỳ
3.1 Nhau tiền đạo
Có nghĩa là bánh nhau nằm trước đường đi của thai nhi khi sinh ngã âm đạo, vì vậy ở những trường hợp này thường xuyên sẽ phải mổ lấy thai. Ở 3 tháng cuối của thai kỳ, nếu mẹ bầu bị nhau tiền đạo, thì sẽ đột ngột ra huyết đỏ tươi, có thể sẽ nhiều hoặc ít, đông cục hoặc không và kèm theo đau bụng. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ, mẹ bầu phải thăm khám ngay với bác sĩ để kịp thời xử lý ngay.
3.2 Tiểu đường thai kỳ
Hiện tượng tiểu đường khi mang thai xảy ra ít, chỉ chiếm 5% nhưng nó vẫn có thể xảy ra đối với các mẹ bầu. Vì vậy nếu mẹ được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường thai kỳ thì sẽ được bác sĩ giám sát chặt chẽ để quy định một quá trình điều trị và chế độ ăn uống cụ thể, kiểm soát lượng đường trong máu.
4. Giai đoạn chuyển dạ
4.1 Thiếu hụt nước ối
Đối với các mẹ bầu để bảo vệ và hỗ trợ sự phát triển tốt cho thai nhi thì túi ối không nên quá ít hoặc quá nhiều. Vì vậy bạn nên khám thai định kỳ thường xuyên để bác sĩ có thể theo dõi lượng nước ối khi mang thai.
4.2 Băng huyết
Đây là tình trạng chảy máu với số lượng từ 500ml trở lên trong vòng 24h sau sinh từ bất cứ nơi nào của đường sinh dục
Có nhiều biến chứng trong thời kỳ mang thai sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý sức khỏe, khám thai định kỳ theo lời khuyên của bác sĩ, đặc biệt với những người có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng nguy hiểm nhé!